Nhiều người mắc bệnh thường lo lắng và không biết nguyên nhân bị bệnh chàm do đâu. Đây là một bệnh ngoài da phổ biến nhất ở trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Bệnh không những gây ảnh hưởng đế cuộc sống mà còn gây mất thẩm mỹ khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp với người khác. Vì thế, việc nắm rõ những nguyên nhân bị chàm da để có biện pháp phòng chống đúng đắn, giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn. Hiểu sơ về bệnh chàm da - Chàm da là một bệnh thường gặp ở nhiều người, kể cả trẻ nhỏ hay người trưởng thành. Ở các nước vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới có độ ẩm cao như đất nước ta thì tỷ lệ mắc phải căn bệnh này cao hơn những vùng khác. Theo thống kê cho thấy, bệnh này chiếm khoảng 25% trên tổng số các bệnh ngoài da. - Tùy vào mức độ của bệnh chàm da là nặng hay nhẹ mà được phân thành: cấp, bán cấp hay mãn tính. Bệnh chàm da có thể gặp phải ở trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nguyên nhân bị bệnh chàm da là gì? Có nhiều nguyên nhân bị bệnh chàm da và nó vô cùng đa dạng và phức tạp. Sau đây là 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh chàm da mà bạn cần lưu ý: Do cơ địa của bệnh nhân: - Hầu hết bệnh nhân mắc phải căn bệnh này là do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân có tiền sử mắc bệnh chàm da thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này hơn những người khác. - Do rối loạn các hoạt động của cơ thể bệnh nhân: Các cơ quan bên trong cơ thể của bệnh nhân bị rối loạn chức năng cũng sẽ phát bệnh chàm da, điển hình như bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết cơ thể thay đổi bất thường cũng chính là nguyên nhân khiến bạn bị bệnh chàm da. - Hoặc do một số bệnh khác: Điển hình như bệnh suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng, các bệnh về thận, viêm tai... cũng đều là nguyên nhân phát bệnh chàm da. Do các dị nguyên: - Do tính chất công việc của người bệnh phải tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như xi măng, thuốc nhuộm, hay các nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu... - Do bệnh nhân tiếp xúc với những vật dụng gây dị ứng như: quần áo, chăn màn, giày dép, khăn len, mực in trong các tờ báo, kem bôi mặt, kem cạo râu... - Do những thức ăn lạ có chất gây dị ứng cao hoặc không phù hợp với cơ địa của bệnh nhân: các thực phẩm đó là cá biển, mực, trăn, tôm, cua... Do sức đề kháng yếu, chế độ ăn uống không hợp lý: - Sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu chính là nguyên nhân bị bệnh chàm da ở nhiều người. Hơn nữa, bệnh sẽ nhanh chóng phát triển và lây lan sang những vùng da lành xung quanh khác. - Chế độ ăn uống không khoa học: dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu sự cân bằng, thiếu hụt vitamin, đặc biệt là khi ăn nhiều các thực phẩm có đạm cao như tôm, cua, bò, gà, vịt xiêm, ba ba, sử dụng nhiều gia vị có tính cay nóng như tiêu, ớt... Xem ngay: Bệnh chàm là gì Triệu chứng của bệnh chàm da Triệu chứng cơ bản nhất của bệnh chàm da đó là ngứa ngáy và nổi nhiều mụn trước trên da. Những mụn nước này thường tập trung thành từng chùm trên nền da đỏ, thường được gọi là hồng ban. Bệnh tổng cộng có 5 giai đoạn phát triển như sau: Giai đoạn 1: - Xuất hiện dấu hiệu ngứa ngáy và màng đỏ trên bề mặt da. - Ban đầu, trên da sẽ xuất hiện những hạt nhỏ li ti có màu hơi trắng, sau một thời gian sẽ tạo thành những mụn nước. Giai đoạn 2: - Những mụn nước xuất hiện sớm trên nền da đỏ, đôi khi sẽ lan sang những vùng da lành khác. Những mụn nước này có kích thước khá nhỏ, đôi khi chúng hợp lại và tạo thành mụn nước lớn. - Những mụn nước này rất nông và có chứa dịch ở bên trong. Sắp xếp tạo thành mảng chi chít và dày đặc trên da, trông rất mất thẩm mỹ. Có thể sẽ xuất hiện nhiều đợt nổi mụn nước ở nhiều giai đoạn khác nhau. Giai đoạn 3: - Lúc này những mụn nước có thể sẽ bị vỡ ra do bệnh nhân gãi ngứa hoặc bị vỡ tự nhiên. - Ở giai đoạn này, mảng chàm lô chỗ có nhiều vết trợt nên rất dễ bị bội nhiễm nếu không chăm sóc đúng cách. Giai đoạn 4: - Trải qua một thời gian nhất định, sự xuất tiết sẽ giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên bề mặt da, tạo thành những vảy tiết dày trên da. Sau một thời gian, vảy tiết này sẽ khô và tạo thành lớp da mỏng nhẵn bong. - Đối với giai đoạn này chỉ diễn ra trong khoảng 1-3 ngày. Giai đoạn 5: - Lớp da mỏng vừa được tái tạo sẽ có khả năng tự rạn nứt, bong vảy và tạo thành mảng dày hoặc vụn như cám. - Da dày lên và tăng sắc tố do chàm. Ngoài những triệu chứng của bệnh chàm da trên thì ngứa là biểu hiện cơ bản nhất của căn bệnh này. Tình trạng ngứa ngáy xuất hiện ngay khi vừa chớm bệnh cho đến giai đoạn cuối cùng. Triệu chứng này vô cùng khó chịu khiến nhiều người phải gãi ngứa mà càng gãi thì tình trạng ngứa ngáy càng dữ dội hơn nên việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ gây nên bội nhiễm da tạo thành những tổn thương khó lành trên da. Không những thế, trong những giai đoạn bệnh có dấu hiệu chảy nước và hình thành da nhẵn thì cơ thể của người bệnh sẽ có những thay đổi về nhiệt độ, vùng da bị bệnh có dấu hiệu nóng ran, gây khó chịu cho bệnh nhân. Trên là những nguyên nhân bị bệnh chàm da và triệu chứng nhận biết của bệnh. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp người đọc biết thêm những thông tin về căn bệnh ngoài da này. Từ đó, sẽ có hướng điều trị đúng đắn và hợp lý hơn, bệnh cũng sẽ nhanh chóng khỏi hẳn, trả lại cảm giác thoải mái như ngày nào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng cách chữa bệnh chàm da vừa an toàn lại vừa hiệu quả cao. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh.
...read more